Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Đái tháo đường thai kỳ

Hình ảnh
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Có khoảng 5-6% các phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ. Những người có nguy cơ cao bị ĐTĐ thai kỳ gồm:  Phụ nữ tuổi trên 35, béo phì trước khi mang thai  Phụ nữ đã bị ĐTĐ thai kỳ ở lần mang thai trước  Có đường trong nước tiểu  Có bố mẹ và/hoặc anh chi em ruột bị ĐTĐ. Đái dường thai kỳ THỜI ĐIỂM XÉT NGHIỆM Tuần thai thứ 22-24 là thời điểm mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose đầu tiên để sàng lọc các nguy cơ xem có cần kiểm tra tiếp hay không. XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN: nghiệm pháp dung nạp glucose: Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm dung nạp glucose là vào sáng sớm khi bụng đang trống rỗng. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói trước khi mẹ bầu uống một lượng dung dịch glucose. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ. Xét nghiệm tiểu đườ...

BIẾN CHỨNG TÊ BÌ CHÂN TAY Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Hình ảnh
BIẾN CHỨNG TÊ BÌ CHÂN TAY Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG Triệu chứng tê bì chân tay xuất phát từ những tổn thương của hệ thống thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. BIỂU HIỆN TÊ BÌ: Biểu hiện tê bì thường bắt đầu ở các đầu ngón tay, ngón chân, sau đó là cả bàn tay và bàn chân của bạn. Nhiều triệu chứng khác như ngứa ran, bỏng rát, đau đớn như có kim châm hoặc bị chuột rút… Các triệu chứng thường tăng nặng hơn vào ban đêm khiến bạn khó chịu và mất ngủ. Cuối cùng bạn có th ể giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác ở tay, chân. Biến chứng tê bì tay chân ở bệnh nhân tiểu đường ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG TÊ BÌ TAY CHÂN: + Kiểm soát đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp cải thiện và làm chậm tiến triển của biến chứng thần kinh, cũng như các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tiểu đường. ️+ Massage: Thường xuyên xoa bóp vùng tê bì sẽ giúp tăng lưu thông máu, đồng thời kích thích làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác cho ...

Tìm hiểu về đái tháo đường tup2

Hình ảnh
TÌM HIỂU BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là bệnh về rối loạn chuyển hóa đường (glucose) mạn tính với những đặc điểm là: lượng đường trong máu cao, kháng và thiếu hụt enzym kiểm soát đường huyết. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường typ 2 ngày càng gia tăng song song với chứng béo phì. Tính đến năm 2015, đã có khoảng 392 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường so với khoảng 30 triệu người vào năm 1985. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường vào khoảng 5,4% dân số và đang gia tăng nhanh chóng. Thông thường ĐTĐ typ 2 khởi phát ở tuổi trung niên, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm: khát nước nhiều, đi tiểu nhiều và giảm cân nhiều không chủ đích. Một số triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như: tăng cảm giác đói, cảm thấy mệt mỏi, các tổn thương ngoài da lâu lành. Các triệu chứng ở ĐTĐ typ 2 thường xuất hiện chậm và không ồ ạt như ĐTĐ typ 1. Các biến chứng lâu...