Nguyên nhân và yếu tố mắc bệnh đái tháo đường cao

Bệnh đái tháo đường được chia thành 3 loại chính đó là: đái tháo đường typ 1, đái tháo đường typ 2 và bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Hãy xem ai có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và các biện pháp phòng ngừa bạn nhé.

Đái tháo đường typ 1

Bệnh đái tháo đường typ 1 thường bắt đầu ở thời thơ ấu do tụy ngừng sản xuất insulin. Những nguyên nhân chính dẫn đến đái tháo đường typ 1 là:
– Tiền sử gia đình: Nếu bạn có người thân mắc bệnh đái tháo đường, nguy cơ mắc đái tháo đường typ 1 rất cao. Bất cứ ai có bố, mẹ, anh chị em mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 đều phải kiểm tra. Bệnh đái tháo đường typ 1 có thể được chẩn đoán bằng một xét nghiệm máu đơn giản.
– Bệnh lý tuyến tụy: Nếu có bệnh lý về tuyến tụy, khả năng sản xuất insulin có thể bị suy giảm.
– Nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác: Một số bệnh nhiễm trùng và bệnh lý, chủ yếu là những bệnh hiếm, có thể làm hỏng tụy của bạn.
 
Tiểu đường typ 1 hay tiểu đường phụ thuộc insulin

Đái tháo đường typ 2

Nếu bạn bị đái tháo đường typ 2, cơ thể không sử dụng được insulin mà nó tạo ra. Đây được gọi là tình trạng kháng insulin. Đái tháo đường typ 2 thường gặp ở người lớn, nhưng nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong cuộc đời bạn. Những nguyên chính dẫn đến đái tháo đường typ 2 là:
– Béo phì hoặc thừa cân: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh đái tháo đường typ 2. Hiện nay, tình trạng béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, do đó đái tháo đường typ 2 cũng ngày càng trẻ hóa và ảnh hưởng đến nhiều thanh thiếu niên.
– Dung nạp glucose kém hay còn gọi là tiền đái tháo đường. Nếu bạn bị tiền đái tháo đường, nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường typ 2 là rất cao. Tiền đái tháo đường có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu đơn giản.
– Kháng insulin. Đái tháo đường tuýp 2 thường bắt đầu với những tế bào kháng insulin. Điều đó làm cho tuyến tụy của bạn phải làm việc tăng cường hơn để tạo ra đủ insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
– Chủng tộc. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người Mỹ gốc Tây Ban Nha / La tinh, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á-Thái, người đảo Thái Bình Dương và người Alaska.
– Đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn bị đái tháo đường trong khi mang thai, nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 sẽ cao hơn.
– Lối sống ít vận động. Ít vận động là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ đái tháo đường ngày càng gia tăng. Nguy cơ này cao hơn nếu bạn tập thể dục ít hơn ba lần một tuần.
– Tiền sử gia đình. Bạn có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em bị đái tháo đường.
– Hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn những người khác.
– Tuổi tác. Nguy cơ tăng lên nếu bạn trên 45 tuổi, đặc biệt nếu bạn béo phì. Nếu nghi ngờ có các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, hãy trao đổi với bác sĩ để làm những xét nghiệm sàng lọc đơn giản.


Đái tháo đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến khoảng 4% tất cả các trường hợp mang thai ở Hoa Kỳ. Đái tháo đường thai kỳ gây ra bởi các hormon mà bào thai tạo ra hoặc do lượng insulin sản sinh ra quá ít. Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ bao gồm:
– Béo phì hoặc thừa cân. Tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường thai nghén.
– Dung nạp glucose giảm. Nếu bạn đã từng gặp tình trạng không dung nạp glucose hoặc đái tháo đường thai nghén trong quá khứ thì nguy cơ mắc lại đái tháo đường thai nghén cao hơn.
– Tiền sử gia đình. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã từng mắc, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ hơn.
– Tuổi tác. Tuổi mang thai càng cao,bạn càng có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn.
– Chủng tộc. Phụ nữ không phải là người da trắng có nhiều nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ hơn.
Đái tháo đường thai kỳ

Các biện pháp phòng ngừa

Bất kể nguy cơ của bạn là gì, có rất nhiều thứ bạn có thể làm để trì hoãn hoặc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường như:
– Quản lý tốt huyết áp.
– Giữ trọng lượng cơ thể nằm trong hoặc gần mức an toàn.
– Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
– Có chế độ ăn uống cân bằng.
– Kiểm soát đái tháo đường bằng sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên như DK-Betics.
DK-Betics là sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược khoa sản xuất, được chiết xuất từ dây thìa canh và dây thìa canh lá to chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP của Bộ Y tế, cho hàm lượng acid gymnemic cao và ổn định.
DK-Betics giúp làm giảm và ổn định đường huyết do tác động vào tất cả các khâu trong quá trình tổng hợp đường của cơ thể: giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm lượng đường dự trữ từ gan vào máu, tăng sản xuất và tăng hoạt tính insulin, tăng chuyển hóa đường ở máu vào tế bào, tăng men sử dụng đường tại các mô và cơ bắp.
Ngoài ra, DK-Betics còn giúp đào thải mỡ dư thừa, giúp giảm mỡ máu xấu như cholesterol, LDL-c và triglyceride. Do tác dụng đa cơ chế, DK-Betics có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.
Nguồn: http://dkbetics.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 1

Những trái cây tốt cho người tiểu đường

Chế độ ăn giúp bệnh nhân tiểu đường sống khỏe